Bất kỳ du khách nước ngoài ưa trải nghiệm nào từng nghỉ chân tại homestay Việt Nam đều có thể trả lời câu hỏi này, đó là trà quê (loại trà đặc trưng không mang hương vị quá đậm đà, cũng không thưởng thức với đường hay sữa), chủ yếu được người Việt nhâm nhi tại nhà vào buổi sáng, chiều, tối, bất cứ lúc nào, giống như liều thuốc bổ tốt nhất & là một phương thuốc hữu hiệu hàng ngày cho những căn bệnh phổ thông.
Trà từ nhà ra ruộng
Bất cứ người nước ngoài nào quan tâm đến văn hóa trà Việt Nam sẽ đều muốn biết “Tea” trong Tiếng Việt được dùng bởi những từ ngữ nào. “Trà” - như thường được dịch - được cho là không phải một từ thuần Việt, từ mà người Việt từ thời xa xưa, mà cha ông ta đã sử dụng hàng ngàn năm, là “Chè”. Mặt khác, có ý kiến cho rằng từ “Chè” để chỉ cây chè và lá chè tươi, chưa qua chế biến, trong khi “Trà” nhằm chỉ thành phẩm khô - đã qua chế biến. Hiện nay, từ "Chè" vẫn được sử dụng ở nhiều vùng nông thôn, nơi mà ta có thể tìm thấy một nền văn hóa trà Việt Nam thực sự.
Dũng - một người Nam Định - chia sẻ: "Tôi uống trà lúc sáng sớm" - khi không khí vẫn còn ướt sương và tâm trí anh hoàn toàn tách biệt khỏi nhưng mối bận tâm thường ngày. Cũng giống như hầu hết những người nông dân có thói quen uống trà trên mọi miền ở mảnh đất Việt Nam này, Dũng cảm thấy "Đây là thời gian yên bình nhất trong một ngày của tôi, khi tôi chỉ có bản thân mình và đôi khi, tôi sẽ nghĩ về những điều mà tôi không bao giờ chia sẻ".
"Còn chú thì nghiện chè. Chú không thể dừng được cái thói quen pha một ấm trà và nhấm nháp vài ly mỗi sáng. Chú nhịn đói cả ngày không sao, nhưng không nhịn chè được", một giáo viên cũ cùng huyện với Dũng tâm sự.
Nếu bạn thử trải nghiệm một ngày của một người thôn quê, sẽ rất dễ dàng để nhận ra họ uống trà dường như cả ngày, khi rảnh rỗi, khi trò chuyện, làm việc, thậm chí ngay cả khi ăn. Người nông dân thường mang theo một ấm trà thật lớn ra đồng để thỏa cơn khát mỗi khi làm việc vất vả,cũng để giúp họ tránh được những căn bệnh thường gặp như cảm cúm, tiêu chảy,...
Mỗi hộ gia đình ở nông thôn đều có trong nhà một bộ ấm trà & chén nhỏ, tuy nhiên, đừng ngạc nhiên nếu thấy họ uống trà bằng bát, đó lại là một điều thú vị khác trong văn hóa trà Việt. Thông thường, bát được dùng khi uống trà nấu bằng lá chè xanh, gần như chỉ người dân thôn quê mới uống loại trà này.
Người Việt uống trà bất cứ khi nào có thể, họ yêu vị đắng của trà & coi đó là một niềm vui không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Trà cũng là món quà, là cách người Việt Nam thể hiện lòng hiếu đãi của mình khi có khách đến thăm. Người ta nói rằng, tầm quan trọng của vị khách viếng thăm có thể đoán được nhờ việc quan sát cách chủ nhà pha trà đón khách. Nếu chủ nhà tráng trà kỹ càng, hay kiểm tra nhiệt độ nước trà một cách cẩn thận trước khi pha, thì đó hẳn là một vị khách đặc biệt...
Văn hóa trà thấm nhuần từ đất
Ảnh: sự mộc mạc giản dị trong cách thưởng trà của người Việt
Nếu bạn thấy nghi thức pha trà của Nhật Bản lễ nghi & phức tạp bao nhiêu thì sẽ thấy văn hóa trà Việt Nam tương phản bấy nhiêu. Người Trung Quốc thường bàn về chính sự quốc gia, về các thương vụ làm ăn lớn trên bàn trà. Nhưng Người Việt lại khác, họ bàn về những điều bình dị hàng ngày, như thời tiết, thu hoạch vụ mùa, thuốc trừ sâu, về vợ con và mấy chuyện ồn ào náo nhiệt nơi thôn quê.
Sự khác biệt lớn nhất giữa văn hóa trà Việt Nam & các nước khác trong khu vực là người Việt yêu thứ trà quê dân dã và coi đó mới là thứ trà thanh tao thực thụ. Cao Bá Quát, một nhà thơ nổi tiếng vào thế kỷ 19 đã sáng tác một bà thơ quý ca ngợi văn hóa uống trà Việt Nam, ý thơ như sau:
Người ta không kể bề ngoài
Bề ngoài diêm dúa sơ sài bên trong
Tựa như trà ướp hoa đong
Vị trà đã mất hương lòng mất theo
Sáng ngày nước giếng trong veo
Bỏ than thật nhỏ lửa reo giữa lò
Nước sôi không khói không tro
Hai bàn tay sạch thơm tho khề khà
Uống trà cốt ở vị trà
Nhiều hoa lắm lá hương trà sao thanh
Đừng vì của hiếm hư danh
Mà đem cái mũi tranh giành thực hư
Khác với Nhật Bản & Trung Quốc - những quốc gia có nền văn hóa trà khá phức tạp, Người Việt chỉ thích thứ trà quê giản dị thấm nhuần hương vị của đất, cũng chính là thứ trà xanh tinh khiết nhất, đẹp nhất. Tất cả những gì họ cần cho một ngày khỏe mạnh tươi mát là lá chè xanh cùng nồi nước sôi thơm mùi sương sớm. Vị trà đăng đắng dần trở thành vị ngọt lãng mạn trong mỗi ngụm trà khi người Việt nhấp chén thưởng thức.
Ảnh: Một số sản phẩm chè sạch Tam Đường được bán nội địa
"Có rất nhiều loại chè ở Việt Nam hiện nay, nhiều loại ướp hương thơm mùi hoa nhài hoa cúc, rồi trà thảo dược, nhưng lịch sử và văn hóa Việt Nam chỉ ra rằng, chúng đều được du nhập từ nước ngoài", tiến sĩ Cung Khắc Lược cho biết, "Người Việt cũng không quá coi trọng các nghi thức trang trọng trong thưởng trà, đối với họ, trà là thứ gần gũi thân thương thường ngày, giống như nước tinh khiết họ uống & không khí họ hít thở mỗi ngày".